Stress Ảnh Hưởng Đến Răng Như Thế Nào?

Stress được định nghĩa là một đáp ứng sinh lý đối với những tình huống hoặc vấn đề mà không tác động lên tinh thần và thể chất của một người một cách tích cực. Có 4 loại stress có thể xảy ra: áp lực tốt (eustress), lo âu (distress), tình trạng căng thẳng (under stress), và căng thẳng quá mức (over stress).


Image title


Áp lực tốt (eustress) là một dạng stress tích cực. Đây là loại áp lực thúc đẩu người ta hoàn thành tốt công việc.

Lo âu (distress) là một trạng thái không tốt của stress ảnh hưởng đến con người thông qua sự sợ hãi, bối rối, và đôi khi là giận dữ.

Tình trạng căng thẳng (under stress) xảy ra khi đó một người không trải qua stress một cách tích cực, và nó có thể dẫn tới nhiều vấn đề trầm trọng hơn, gây ra chán nản, thất vọng.

Căng thẳng quá mức (over stress) là hậu quả của tình trạng stress, xảy ra khi bị sức ép công việc quá nặng cho kịp thời hạn.


Khi bị stress, nhiều người bị ảnh hưởng thêm nữa bởi các thói quen xấu đến nỗi ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như hút thuốc lá, uống rượu – đó là phát biểu của Tiến sĩ bác sĩ nha khoa David Cochran, Chủ tịch Hiệp Hội Nha Chu Hoa Kỳ, Trưởng Khoa Nha Chu tại Trường Đại Học thuộc Trung Tâm Khoa Học Sức Khỏe Texas, San Antonio. Những yếu tố nguy cơ của thuốc lá và rượu có thể ảnh hưởng lên sự phát triển của bệnh nha chu.


Một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp Chí Nha Chu năm 2007 đã báo cáo rằng  stress có tác động trên hành vi vệ sinh răng miệng. 56% người tham gia trong nghiên cứu cho rằng stress có ảnh hưởng lên khả năng chải răng và dùng chỉ nha khoa hiệu quả. Khi người ta bị stress, hormon cortisol được tiết ra. Cortisol tích lũy lâu ngày và có thể dẫn tới bệnh nha chu.


Stress có thể ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng bản thân  bằng cách gây ra các vấn đề răng miệng sau:

Image title


1. Phát triển các vết đau loét — là các vết loét nhỏ phát triển trong miệng do virus, vi khuẩn và sự suy giảm hệ miễn dịch.

2. Hội chứng thái dương hàm (TMJ)/Nghiến răng — những người bị stress có thể có các vấn đề mà tác động đến khớp thái dương hàm, cũng như nghiến hay cắn siết răng ban ngày hoặc trong lúc ngủ.

3. Khô miệng — stress có thể ảnh hưởng tới lượng nước bọt tiết ra trong miệng. Nếu bệnh nhân đang trong quá trình trị liệu, họ có thể làm tăng tác động đến việc tiết nước bọt.

4. Bệnh về nướu — có nhiều nghiên cứu báo cáo rằng stress có thể ảnh hưởng lên khả năng vệ sinh răng miệng tại nhà đúng cách.


Chỉ có một vài vấn đề răng miệng có thể xảy ra khi bị stress. Hãy hỏi nha sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào ở trên. Hãy giảm stress bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc vào ban đêm và luyện tập thể thao để giảm bớt lo âu hay căng thẳng.

Theo colgate

Nha Khoa Cát Tường
16-18 Độc lập, P.Tân Thành, Q.Tân phú, Tp.HCM
Map đường đi:
https://goo.gl/maps/hFCM6Cf8jfHU8isL9
Điện thoại:
0283 849 6208
0283 849 1117
091 387 6929
E: nhakhoacattuong16@gmail.com
W: https://nhakhoacattuong.com