Nước súc miệng có cần sử dụng cho răng?

Nước súc miệng cơ bản là một chất lỏng có hương vị được sử dụng để “rửa” miệng sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa răng tiếp tục làm sạch răng và bảo vệ răng chống lại sâu răng và viêm nướu. Dùng nước súc miệng hàng ngày có thể giúp bạn có hơi thở tươi mát vào buổi sáng. Nước súc miệng thường chứa các hương liệu, có vị ngọt, có thuốc sát trùng, chất tẩy rửa và thậm chí cả chất dinh dưỡng như canxi và florua. 

 Image title

Việc sử dụng nước súc miệng tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân. Nước súc miệng có tính năng chính là loại trừ vi khuẩn trong khoang miệng, đem lại cho chủ nhân hơi thở thơm tho kéo dài trong vòng 3 giờ. Sử dụng nước súc miệng chỉ có tác dụng “hỗ trợ” quá trình chăm sóc răng miệng mà thôi. 


Để bảo vệ răng miệng tối ưu, bạn vẫn cần tuân theo những nguyên tắc vàng: đánh răng đều đặn mỗi ngày, thay bàn chải 3 tháng/lần/, dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng, chọn loại kem đánh răng có chứa florua. 

 

Những nguy cơ từ việc dùng nước súc miệng? 


Một nghiên cứu tại Úc thực hiện cho thấy nước súc miệng chứa cồn là một trong số những nguyên nhân gây ung thư khoang miệng. Đặc biệt với những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư khoang miệng, ung thư hầu họng và ung thư thanh quản cao gấp 9 lần. Những người uống rượu bia nhiều sẽ có nguy cơ cao gấp 5 lần. Chất ethanol trong nước súc miệng là một trong những chất gây ung thư, có thể thẩm thấu qua bề mặt khoang miệng dễ dàng và gây hại. 


Trước đây, người ta ngộ nhận rằng chất cồn có trong nước súc miệng có thể tiêu diệt những vi khuẩn gây hôi miệng. Thực ra, khi súc miệng thì chất cồn làm mất nước, gây khô miệng, tạo điều kiện cho những vi sinh vật gây hôi miệng có cơ hội phát triển. Sự khô miệng còn gây nên những tác hại khác cho răng miệng như: tăng nguy cơ nhiễm nấm, sâu răng, các bệnh về nướu, hơi thở hôi, chứng khó nuốt. 


Các sản phẩm nước súc miệng cũng đồng thời còn chứa một hàm lượng lớn chất cồn (ethanol) với tỷ lệ biến đổi từ 6 – 27%. Vì vậy nếu súc miệng lâu dài, nước súc miệng này có thể gây cảm giác nóng rát ở má trong, nướu, lưỡi, tăng nguy cơ nhiễm nấm, sâu răng, các bệnh về nướu, hơi thở hôi, chứng khó nuốt… 


Chất cồn còn gây tình trạng khô miệng khiến tăng thêm nguy cơ bị sâu răng, chính vì thế mà Hiệp hội Nha khoa Quốc tế không khuyến khích sử dụng nước súc miệng đơn thuần mà nên vệ sinh răng miệng cần kết hợp chải răng và dùng chỉ nha khoa. 


Nước súc miệng 3 Nước súc miệng cũng có thể gây hại cho trẻ emNước súc miệng cũng có thể gây nguy hại cho trẻ em. Khi trẻ em nuốt nước súc miệng có nồng độ cồn cao với một số lượng lớn, trẻ em có thể bị lên cơn co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Khi sử dụng nước súc miệng cũng có thể có những tác dụng phụ như ố răng, hư những mảng trám răng, rối loạn vị giác, nha chu, kích ứng miệng lưỡi…


Nước súc miệng không thể thay thế việc đánh răng và chỉ được dùng một cách hạn chế trong những trường hợp “khẩn cấp”. Nếu phải dùng, nên chọn những loại nước súc miệng có nồng độ cồn thấp, tốt hơn là dung dịch trong suốt, không có màu. 


Các loại phẩm màu trong nước súc miệng không có một giá trị sức khỏe nào cho răng miệng. Trái lại, nó càng làm cho răng chúng ta nhanh chóng bị ngả màu.


Dùng nước súc miệng đúng cách


Để nước súc miệng phát huy tốt tác dụng, bạn nên lưu ý đến một vài vấn đề


:– Mỗi lần súc miệng tối đa khoảng 30 giây và chỉ nên dùng nước súc miệng một lần/ngày. Nếu ngậm quá thì thời gian chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô.


– Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng. Cần cẩn trọng khi sử dụng nước súc miệng, điều cốt yếu là chải răng đều đặn và đúng cách, thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc và bảo vệ răng an toàn.


Theo nhakhoaparis

Nha Khoa Cát Tường
16-18 Độc lập, P.Tân Thành, Q.Tân phú, Tp.HCM
Map đường đi:
https://goo.gl/maps/hFCM6Cf8jfHU8isL9
Điện thoại:
0283 849 6208
0283 849 1117
091 387 6929
E: nhakhoacattuong16@gmail.com
W: https://nhakhoacattuong.com