Đừng coi thường bệnh nhiệt miệng

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua (hoặc ít nhất một lần) cảm giác khổ sở đến “méo mặt” khi phải nhai nuốt thức ăn. Những cơn đau rát vì nhiệt miệng luôn là một nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều người. Vậy nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là do đâu? Nhiệt miệng còn có ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe nha khoa con người?

Nhiều người cho rằng nhiệt miệng xuất hiện là do ăn uống những loại thực phẩm “nóng”. Trên thực tế, nhiệt miệng chính là cách cơ thể lên tiếng về sức khỏe răng miệng của bạn.

Nhiệt miệng là một bệnh lý thuộc về răng miệng thường gây ra cảm giác đau đớn nhất là khi bạn há miệng hay khi nhai. Nó có thể là những vết loét đơn lẻ hay mọc thành từng đám. Nguyên nhân gây loét miệng thường là do thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B 12 , vitamin C và sắt; thiếu cân bằng hormon, mắc bệnh đường ruột; vệ sinh răng miệng không đúng cách, bị viêm nhiễm vùng khoang miệng; dị ứng thức ăn; stress..

Theo ThS. BS. Võ Quang Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng, TP. HCM, đúng là bệnh nhiệt miệng nếu không điều trị thì sau khoảng một tuần bệnh sẽ tự hết nhưng bệnh rất dễ tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến việc điều trị phức tạp hơn, nhất là khi bệnh diễn tiến nặng.

Vì thế, bác sĩ Phúc khuyên rằng khi bị nhiệt miệng, người bệnh không nên chủ quan để bệnh tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc về dùng mà phải đi khám sớm. Đặc biệt, khi cảm thấy đau nhiều kèm nóng sốt thì cần đi khám chuyên khoa răng hàm mặt hoặc tai mũi họng ngay, rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy bệnh bị bội nhiễm làm vết loét lan rộng ra, có mủ, gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa…

Cách chữa bệnh

Nhiệt miệng có thể trở nên nặng hơn hoặc kéo dài nếu người bệnh không biết cách chăm sóc cơ thể, nhất là vùng miệng, ngoài ra còn có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nha khoa. Ngoài việc đi khám, dùng thuốc theo chỉ dẫn, người bệnh cần chú ý những điểm sau:

* Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, quá cay, nóng, chua vì dễ làm đau rát ở vết loét hơn.

* Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, giòn như khoai tây chiên, các loại bánh, trái cây cứng… vì có thể làm đau, khiến vết loét sâu hơn.

* Khi đánh răng nên sử dụng bàn chải lông mềm và tránh chạm vào các vết loét.

* Có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước trà xanh. Chất chống ô-xy hóa trong trà xanh có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng.

* Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như gan động vật, cà-rốt, hoa quả màu vàng, rau lá xanh đậm… để giúp niêm mạc miệng, vết loét mau lành. Thực phẩm giàu kẽm như hàu, sò, củ cải, lòng đỏ trứng… giúp làm hạn chế tổn thương niêm mạc miệng.

* Chú ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày với các sản phẩm chăm sóc răng miệng không chứa chất gây kích ứng cho niêm mạc khoang miệng để tránh các bệnh về nha khoa. Nước súc miệng P/S Trà xanh với Fluor giúp ngăn mảng bám và ngừa sâu răng. Chiết xuất từ trà xanh thiên nhiên được biết đến với công dụng ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng và hương bạc hà cho hơi thở thơm mát.

Nha Khoa Cát Tường
16-18 Độc lập, P.Tân Thành, Q.Tân phú, Tp.HCM
Map đường đi:
https://goo.gl/maps/hFCM6Cf8jfHU8isL9
Điện thoại:
0283 849 6208
0283 849 1117
091 387 6929
E: nhakhoacattuong16@gmail.com
W: https://nhakhoacattuong.com